Hiểu về da ! Cấu tạo và chức năng làn da.

Lưu bản nháp tự động

CU TRÚC DA
Cấu tạo da gồm 3 phần: thượng bì (biểu bì), trung bì, hạ bì.
+ Thượng bì có lớp đáy là lớp sinh sản có vai trò đổi mới thượng bì.
+ Trung bì có sợi keo, chun, chất cơ bản, tế bào xơ, mạch máu, thần kinh.
+ Hạ bì có tổ chức mỡ, có sợi đàn hồi.
+ Phần phụ của da và lông, các tuyến mồ hôi, tuyến bã. ­
Lưu bản nháp tự động

   Biu bì
Như là lớp da ở phía ngoài cùng mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được, lớp biểu bì bảo vệ chúng ta tránh khỏi các độc tố, vi khuẩn là tránh mất các chất lỏng cần thiết. Nó bao gồm 5 lớp tế bào. Các tế bào được sản sinh ở lớp trong cùng, di chuyển đến bề mặt da. Từ đó, chúng phát triển và trải qua nhiều sự thay đổi. Đây chính là quá trình được biết như là quá trình sừng hóa (hay sự hình thành sừng ở biểu bì), khiến mỗi lớp của tầng biểu bì trở nên khác biệt.

  1. Lđáy (hay stratum basale): Là lớp trong cùng của biểu bì nơi các tế bào keratinocyte được sản sinh.
  2. Lp tế bào gai (hay Stratum spinosum): Các tế bào keratinocytes sản sinh chất sừng (các sợi protein) và trở nên có hình con suốt.
  3. Lp ht (hay stratum granulosum): Quá trình sừng hóa bắt đầu- các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì.
  4. Lp bóng (hay stratum lucidium): Các tế bào bị ép nhẹ, trở nên bằng phẳng và không thể phân biệt được.
  5. Lp sng (hay stratum corneum): Là lớp ngoài cùng của biểu bì, trung bình có khoảng 20 lớp da và các tế bào chết đã được dát mỏng, phụ thuộc vào vùng da của cơ thể. Những tế bào chết này bong ra thường xuyên trong quá trình tróc vảy. Lớp sừng là nơi cư trú của các tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn.

 Trung bì
Trung bì nằm dưới thượng bì , ngăn cách với thượng bì bằng màng đáy ngoằn ngèo, có độ dày 1 – 2 mm. Những chỗ trung bì nhô lên cao cạnh các nhú thượng bì ăn sâu xuống gọi là nhú trung bì . Trung bì được chia làm 2 lớp
+ Lớp nhú : Lớp này rất mỏng có chiều cao và độ lớn khác nhau , ở bàn tay bàn chân lớp nhú có khi cao tới 0,2 mm, ở da mặt thì hầu như không có lớp nhú, chúng là mô liên kết lỏng lẻo gồm các sợi collagen, sợi chun, sợi vòng và các mao mạch máu
+ Lớp lưới : Dày bằng 4 /5 của trung bì gồm các sợi tạo keo liên kết lại với nhau thành bó nằm song son với bề mặt của da và cắt giao nhau , sắp xếp hình làn sóng làm tăng khả năng đàn hồi , do vậy nó có khả năng chống đỡ các va chạm bên ngoài . Trong lớp lưới có nhiều mạch máu , mạch bạch huyết , các tận cùng thần kinh , nhiều sợi cơ trơn bám vào lang lông tạo thành cơ dựng lông
  H bì
Dưới lớp lưới là tổ chức liên kết dưới da , tạo thành vách ngăn chi mô mỡ thành các thùy và nối tiếp với các cân, bao cơ, và màng xương . Ở hạ bì có nhiều mạch máu và thần kinh .
Các thành phn khác ca da
Lưu bản nháp tự động

  • Tuyến mồ hôi: tiết mồ hôi điều hòa thân nhiệt, có ở hầu hết các thành phần của da, nhiều nhất ở lòng bàn tay, bàn chân, nách. Cơ thể có khoảng 2,5 triệu tuyến mồ hôi, lòng bàn, chân tay có 620 cái/cm2, đùi có 120 cái/1cm2. ­Cầu bài tiết hình tròn khu trú ở trung bì sâu hoặc hạ bì, có 2 lớp tế bào giữa là những tế bào bài tiết, chung quanh có lớp tế bào dẹt bao bọc. Ống dẫn đoạn qua trung bì có cấu trúc như phần cầu nhưng ít bài tiết. Ống dẫn đoạn qua thượng bì có đoạn xoắn ốc, càng ra ngoài càng xoắn nhiều , gồm một lớp tế bào có nhiễm hạt sừng.
  • Tuyến bã: Có ở khắp nơi , không có ở lòng bàn tay , bàn chân , chúng đổ dịch tiết vào phần trên của lang lông. Tuyến bã nằm cạnh và thông ra cổ nang lông bằng ống tuyến. Mỗi tuyến bã có nhiều thuỳ, mỗi thuỳ gồm nhiều lớp tế bào: ngoài cùng là những tế bào trẻ giống tế bào lớp cơ bản, rối đến lớp tế bào to chứa những hạt mỡ, trong cùng có những lớp tế bào chứa đầy mỡ làm căng vỡ tế bào, ròi chảy ra ngoài thành chất bã (sebum). ống tiết được cấu tạo bởi tế bào sừng. Mật độ tuyến bã khác nhau tuỳ vị trí: mặt, ngực, lưng, tầng sinh môn có 400 – 900 cái/cm2; vùng da khác có 100 cái/cm2. Sản xuất chất bã về đêm nhiều hơn ngày nhưng sự bài tiết ra ngoài về đêm ít hơn ngày. Khi nhiệt độ tăng 10C thì sự bài tiết chất bã tăng 10 %.
  • Lông tóc, móng: Là phần lõm sâu xuống của thượng bì chứa sợi lông và tiếp cận với tuyến bã. Nang lông ở rải rác khắp da trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Mỗi nang lông có 3 phần: miệng nang lông thông với mặt da, cổ nang- phần này bé lại và bao lông là phần dài nhất ăn sâu xuống hạ bì.
  • Móng là một tấm sừng mỏng nằm gọn trong một rãnh ở mặt lưng của đầu ngón. Móng có một bờ tự do, ba bờ còn lại được các nếp da phủ lên gọi là bờ sau và hai bờ bên. Phần móng ở bờ sau có hình vát gọi là rễ móng. Phần còn lại dầy đều, hình khum gọi là thân móng. Thượng bì ở dưới móng tiếp với thượng bì da ở nếp gấp sau và các nếp gấp bên. Thượng bì ở dưới rễ móng gọi là mầm móng gồm lớp sinh sản và lớp gai. Các tế bào gai tiến dần lên và dẹt dần lại thành những lá sừng mà không có lớp hạt. Chân bì của rễ móng có nhiều mao mạch.
  • Chân bì của thân móng là một mô xơ, ít mao mạch, nhiều sợi collagen, sợi chun song song với mặt móng, một số sợi có hướng vuông góc dính chặt vào màng xương nên chân bì vùng thân móng rất chắc chắn và cố định.
  • Mạch máu và mạch bạch huyết : Động mạch và tĩnh mạch ở da tạo thành mạng lưới mạch máu ở 2 bình diện sâu và nông
  • Thần kinh : Trong da có những sợi thần kinh não tủy thuộc loại cảm giác và hình thành ở da những tận cùng thần kinh cảm giác , chúng tạo thành 2 đám rối : nông và sâu. Thần kinh da được chia làm 2 loại: Có vỏ bọc myelin ( thần kinh não tuỷ) và thần kinh không có vỏ myelin ( thần kinh giao cảm ). Có mạch máu, thần kinh, tế bào mỡ, tế bào tròn, tế bào sáng.
  • Có 5 loại tiểu thể:
  • Tiểu thể Water Pacini có nhiều ở lòng ngón tay cho biết cảm giác sờ mó.
  • Tiểu thể Golgi – Mazzoni giống loại trên nhưng nhỏ hơn.
  • Tiểu thể Ruffini cho biết cảm giác nóng.
  • Đĩa Meckel – Ranvier và tiểu thể Meisser cho cảm giác tiếp xúc.
  • Tiểu thể Krause cho cảm giác lạnh.

CHC NĂNG CA DA
Chc năng bo v
V phương din cơ hc: Da có khả năng chống đỡ các chấn thương, xây xát nhờ có lớp sừng dẻo dai và một số vùng có lông tóc. Nhờ có cấu trúc rất chặt chẽ của lớp malpighi được tăng cường do các cầu nối giữa các tế bào, nhờ vùng tiếp giáp trung – thượng bì vững chắc, nhờ sự đàn hồi vừa dẻo vừa chắc của các sợi tạo keo, sợi liên kết ở trung bì, nhờ lớp mỡ đệm dưới da nên da có thể chống lại các chấn thương, sây xát từ ngoại cảnh (da chịu được một áp lực 1,8 kg trên một mili mét vuông). Ở những vùng luôn bị chấn thương, chà xát trong sinh hoạt và trong lao động (bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, đầu gối…), lớp sừng bao giờ cũng dầy hơn các chỗ khác.
V phương din lý hc: Hệ số dẫn điện, dẫn nhiệt của lớp sừng tương đối thấp. Điều rất quan trọng là da giúp cho cơ thể tránh được tác hại của bức xạ mặt trời nhờ sắc tố melanin phân bố đều ở thượng bì. Dưới kính hiển vi điện tử đã thấy rõ phía trên các nhân tế bào gai có một lớp melanin như cái ô bảo vệ. Da có tác dụng ngăn cản sự tác dụng của ánh sáng. Lớp sừng không cho ánh sáng có bước sóng 200 nm xuyên qua. Lớp trung bì ngăn cản bức xạ ánh sáng có bước sóng 340 – 700 nm. Các bức xạ có bước sóng dài gây biến đổi nhiệt làm tăng chuyển hoá. Bức xạ có bước sóng ngắn (tử ngoại) gây ra hiệu ứng quang điện, thay đổi điện tử ở màng tế bào từ đó dẫn đến thay đổi tính thấm. Các sắc tố da cũng có tác dụng ngăn cản tác động của bức xạ ánh sáng bảo vệ các cơ quan dưới da.

Lưu bản nháp tự động                              Lưu bản nháp tự động
Sm màu là phng t v đu tiên ca da đi vi tia cc tím ca mt tri.
V mt hóa hc: Trên bề mặt thượng bì còn có lớp “phim mỡ” gồm chủ yếu là axít béo triglyxerit, cholesterol, chất bã, làm cho da không bị ẩm quá hoặc khô quá tạo khả năng chống đỡ với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ; đồng thời bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn, nấm; đây là “khả năng tiệt trùng tự nhiên của da”. Nấm ngoài da thường mọc ở các vùng không có tuyến bã; các nấm xén tóc trẻ em thường tự nhiên khỏi ở tuổi dậy thì là lúc tăng hoạt động của tuyến bã. Độ toan kiềm (pH) của da là yếu tố quan trọng để chống đỡ với vi khuẩn và nấm, pH của da thay đổi tuỳ từng vùng, trung bình từ 4,2 – 5,6. Những vùng da bị kiềm hoá (vùng có nhiều mồ hôi ẩm ướt, các nếp bẹn, kẽ chân, nách…) dễ bị nấm và vi khuẩn tấn công. Thượng bì còn có nhiều khả năng trung hoà đối với các dung dịch toan hoặc kiềm loãng đặt trên da (khả năng đệm). Trong một số bệnh: nấm da, viêm da tiếp xúc, bệnh eczema và một số bệnh da nghề nghiệp khả năng đệm này bị giảm.
Chc năng điu nhit
Nhờ hệ số dẫn nhiệt của lớp sừng và của tổ chức mỡ dưới da tương đối thấp, nên về mùa lạnh da thường giữ không cho tỏa nhiệt nhiều cũng như cản bớt lạnh từ ngoài tác động vào cơ thể; về mùa nóng, nóng bên ngoài cũng bị da hạn chế ảnh hưởng đến cơ thể. Nhưng da còn có vai trò chủ động trong điều hòa nhiệt độ do một loạt phản xạ đi từ cơ quan thụ cảm nhiệt ở trung bì đến trung tâm điều hòa thân nhiệt ở dưới đồi thị. Da tham gia giữ thân nhiệt trung bình ở 36,5 – 37oC nhờ hai cơ chế chính: ra mồ hôi và phản ứng vận mạch.
Khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao, cơ thể phản ứng bằng cách giãn mạch làm máu dồn ra ngoại vi, tăng tỏa nhiệt, đồng thời tăng tiết mồ hôi làm tăng bốc hơi và giảm nhiệt. Ngược lại khi nhiệt độ bên ngoài hạ thấp, cơ thể phản ứng bằng cách co mạch máu dưới da, dồn máu vào bên trong, hạn chế tỏa nhiệt, đồng thời giảm tiết mồ hôi để giữ nhiệt.
Chc năng bài tiết và đào thi
Lưu bản nháp tự động
Trên da có chừng 2-5 triệu tuyến mồ hôi. Cùng với thận, da tham gia bài tiết nước dưới dạng mồ hôi. Qua mồ hôi một số chất độc trong đó có urê được thải bỏ. Qua các tuyến bã có nhiều ở da đầu, mặt, lưng, ngực, một số chất độc cũng được đào thải ra ngoài, đồng thời chất bã nhờn hình thành phim bã có vai trò quan trọng trong chức năng bảo vệ đã nói ở trên. Mặt khác, da còn tham gia đào thải khí cacbonic cùng với phổi. Có thể nói, da là cơ quan hỗ trợ của thận và phổi, trong nhiệm vụ đào thải chất độc.
Chc năng d tr và chuyn hóa
Da là kho dự trữ nước, mỡ, đường, muối, máu, một số vitamin… Khi cơ thể thiếu thứ gì thì da kịp thời cung cấp, ngược lại khi cơ thể thừa thứ gì lại nhờ da dự trữ. Do đó da giúp cho “cân bằng thu chi” trong cơ thể. Thí dụ khi ta được nuôi dưỡng tốt, lớp mỡ dưới da được phát triển, da sẽ trở thành đầy đặn, mịn màng. Ngược lại, khi đi lỏng mất nước hoặc nuôi dưỡng kém da sẽ trở thành nhăn nheo.
Dưới tác dụng của tia cực tím, vitamin D được chuyển hóa dưới da, giúp cho sự tăng trưởng của cơ thể. Da còn là nơi tạo ra chất sừng và sắc tố là hai yếu tố cơ bản quyết định chất lượng của thượng bì.
Chc năng cm giác
Các tận cùng thần kinh thụ cảm (các tiểu thể thần kinh) được phân bố dày đặc trong các lớp da, làm cho bất cứ vùng nào trên da cũng có thể phân biệt được các cảm giác: đau, nóng, lạnh, sờ mó, tỳ ép. Trên 1 cm2 da có khoảng 1-2 điểm tiếp thu nóng, 25 điểm tiếp thu tỳ ép, 100-200 điểm tiếp thu cảm giác đau.
Nhờ có chức năng cảm giác của da mà cơ thể thích ứng được với ngoại cảnh, đáp ứng kịp thời với các yếu tố có hại từ ngoại giới. Bệnh nhân phong, bàn tay mất cảm giác (tê dại) sẽ rất dễ bị phỏng. Người mù vẫn có thể đi lại được chính là nhờ có chức năng cảm giác của da.

Có thể bạn quan tâm:

Hướng Dẫn Sử Dụng Sản Phẩm Bạch Hồng Đơn

I. Điều trị Mụn – Hướng đặc trị Mụn: Dung dịch...

Điều trị mụn nội tiết, mụn xuất hiện tuổi dậy thì

Bạch Hồng Đơn – Y Học Cổ Truyền: Điều trị mụn...

Bạch Hồng Đơn -Chị Thảo bị nám,mụn, lỗ chân lông to đã hơn 7 năm

Hướng Dẫn Sử Dụng Sản Phẩm Bạch Hồng Đơn Điều trị...

Bạch Hồng Đơn điều trị nám Cô Tường Vi

Hướng Dẫn Sử Dụng Sản Phẩm Bạch Hồng Đơn Điều trị...

Bạch Hồng Đơn điều trị mụn nội tiết – Tú Uyên

Khách điều trị mụn nội tiết, da nhiều nhờn, sạm đen...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *